GIA LONG HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ KINH THÀNH HUẾ.

(English Below)
GIA LONG HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI HOẠCH ĐỊNH VÀ THIẾT KẾ KINH THÀNH HUẾ.

Trong một thời gian dài, nhiều người đã ngộ nhận rằng Kinh Thành Huế là do các viên quan người Pháp trong triều đình Huế thiết kế. Nhưng thực ra chính Gia Long mới là người thiết kế công trình này.

Đến đầu thập niên 1930s, Henri Cosserat đã đưa ra một số cứ liệu để bác bỏ ngộ nhận trên, trước hết ông trích lại một đoạn trong Thực Lục 寔錄 :
"Mùa xuân năm Gia Long thứ 2, vua cho thiên hạ đã định, muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội. Bèn đến xã Kim Long, phía đông đến xã Thanh Hà, xem khắp địa hình các nơi. Sai Giám Thành là Nguyễn Văn Yến ra bốn mặt ngoài đô thành cũ ở Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm. Vua phân định cách thức xây thành, sắc cho bộ Lễ chọn ngày lành tế trời đất, cáo việc khởi công, phái các quân mở đường sá, làm đất cát, sai bọn Phạm Văn Nhân, Lê Chất và Nguyễn Văn Khiêm trông coi công việc" - (Bản dịch của Viện Sử Học tại Hà Nội).
Đáng để ý trong nội dung là vua Gia Long đích thân đi khảo sát địa thế từ Kim Long đến Thanh Hà (cách nhau hơn 10km), và đồng thời chính ông ấn định cách thức xây thành. Không hề có một người Pháp nào tham dự vào công tác đó.

Cũng có một cứ liệu khác trong cuốn Histoire Moderne du Pays d`Annam, Charles B. Maybon đã viết:
"Vị hoàng tử ấy (Nguyễn Ánh) có một kiến thức tổng quát về khoa học và thường xuyên đọc những tác phẩm về chiến thuật và thành lũy đã được ông Bá Đa Lộc dịch ra, và với nhiệt tâm học hỏi, ông còn hiểu biết bằng người Âu nữa kia."
Hay thậm chí Le Labousse cũng chép lại:
"[1-5-1800] Ban đêm, ông (Gia Long) ngủ rất ít, ông đọc nhiều; ông có tính tò mò và thích học hỏi. Trong cung điện ông ở, có nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp dạy về công cuộc xây dựng và kiến trúc thành lũy,... Lúc nào ông cũng mở ra xem các bản đồ và cố gắng bắt chước theo, mỗi ngày ông một tiến bộ".
Cả hai cứ liệu trên đều cho thấy, vua Gia Long đã cố gắng học hỏi về cách thức hoạt động của thành lũy của Châu Âu, chép lại các bản vẽ, và ứng dụng vào xây dựng.

Một người Anh là John Crawfurd đã từng có dịp đến Huế, được nhà vua (lúc này là Minh Mạng) cho đi thăm Kinh Thành và giới thiệu công tác xây cất. Ngay trong chuyến đi đó, ông ghi chép lại như sau:
"[30-9-1922] chính vị hoàng đế vừa tiền nhiệm đã tự tay vẽ họa đồ dựa theo lời chỉ dẫn của các quan lại người Pháp, nhưng khi xây vào năm 1805 thì ông không còn có sự giúp đỡ từ họ nữa. Vị hoàng đế đáng chú ý ấy tỏ ra không tầm thường trong ngành khoa học quân sự của người Âu, vì công cuộc xây dựng, như tôi đã thấy, đều được hoạch định và thực hiện theo những nguyên tác kĩ thuật và vật liệu xây dựng cũng như công trình kiến trúc đều không thua sút hơn họa đồ tí nào cả".
Dựa trên các cứ liệu nêu trên, có thể khẳng định chính vua Gia Long là người đã nguyên cứu cách thức của thành trì Vauban, đồng thời vẽ họa đồ thiết kế và cùng các quan cao cấp ở Vệ Giám Thành, bộ Công, bộ Binh cùng một số cơ quan trong triều đình đã lập kế hoạch, rồi điều hành và xây dựng Kinh Thành Huế.

Bài viết có trích một số cứ liệu của nhà nghiên cứu Phan Thuận An.

------------
GIA LONG EMPEROR - WHO PLANNED AND DESIGNED HUE CITADEL

For a long time, many people mistook that Hue Citadel was designed by French officials in Hue court.

At the beginning of the 1930s, Henri Cosserat introduced some information to deny the aforementioned misconception. He first quoted a paragraph in Thuc Luc 寔錄: "The spring of the 2rd year of the Gia Long, the King thought that his kingdom was then peaceful, and planned to enlarge the capital as a flourishing center. He came to Kim Long village, to the East to Thanh Ha village, to measure the landform and ordered Nguyen Van Yen to mark the area. The emperor planned how to built the citadel, he prayed with heaven and ordered the construction. He requested Pham Van Nhan, Le Chat and Nguyen Van Khiem to look after the project" (the translation of the Institute of History in Hanoi).

It is noticeable in the content that Gia Long Emperor personally surveyed to the area from Kim Long to Thanh Ha (more than 10km), and decided the method as well. There was no French to participate in that work.

There is also another text in the Histoire Moderne du Pays d`Annam, in which Charles B. Maybon wrote: "The Prince (Nguyen Anh) has a general knowledge of science and often reads the works on strategy and citadels translated by Ba Da Loc (Pigneau de Behaine), and with his quest of learning, he accumulates as much knowledge as the Europeans".

Or Le Labousse also even wrote: "[1-5-1800] At night, he (Gia Long) sleeps very little, he reads a lot; He is curious and loves to learn. In the where palace he lives, there are many works in French on construction and building forts..., He always reads maps and tries to imitate, he improves every day".
Both of them show that Gia Long tried to learn howthe European forts worked, copied the design and applied in the construction.

A British named John Crawfurd who visited Hue, was approved by the current emperor (Minh Mang) to visit and learn about the construction. Right on that trip, he recorded as following: "[30-9-1922] The late king himself was the engineer who formed the plan, under the instructions and advice, however, of the French officers in his service, but whose personal assistance, in the year 1805. This singular man proves to have been no mean proficient in this branch of European military science. For the works, as far as we could judge, are planned and constructed on technical rules, are the materials and workmanship are not inferior to the design".
Based on those perspectives above, it may be conclused that Gia Long Emperor planned and designed Hue citadel. He worked with Ministry of Construction, Ministry of National Defence and others in the goverment to plan, direct and build the Hue citadel.

In this article, some arguments of researcher Phan Thuan An are cited.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời và ngoài trời