Thuật ngữ “cổ điển” (classic, classism) hàm chứa các ý nghĩa truyền thống, kinh điển, thường đề cập đến các giá trị hoặc phong cách của nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại. Nó được sử dụng lần đầu tiên trong văn học, sau đó được sử dụng trong nghệ thuật từ sau thế kỷ XVII. Jean Auguste Dominique Ingres, được coi là nhà lãnh đạo cuối cùng của chủ nghĩa tân cổ điển này.
“Chủ nghĩa cổ điển” và “chủ nghĩa tân cổ điển”
Vào thời điểm đó, học viện thường tin rằng nghệ thuật Hy Lạp và La Mã cổ đại tạo lập được một điển phạm tốt cho tương lai, ví như văn nghệ Phục Hưng cũng được dẫn dắt bởi chủ nghĩa này, sau đó từ giữa thế kỉ nghệ thuật bắt đầu mới trở nên trưởng thành và cường thịnh.
Do đó, “chủ nghĩa cổ điển” hay “chủ nghĩa tân cổ điển” đề cập đến phong cách tư tưởng và vẻ đẹp chịu ảnh hưởng của Hy Lạp cổ đại, văn học, nghệ thuật, kiến trúc và nghệ thuật khác. Đặc điểm của nó là theo đuổi giá trị hoàn hảo và vĩnh cửu, nhấn mạnh tính hợp lý, trật tự và rõ ràng, cấu trúc đơn giản, cân bằng, tỷ lệ của sự hài hòa tổng thể, tôn trọng tinh thần bản chất hướng nội của nhân phẩm, cao quý, hòa bình.
Tinh thần của bức tranh tân cổ điển bắt đầu ở Pháp vào thế kỷ thứ 18. J. L. David (1748-1825) là một nhà lãnh đạo chủ nghĩa tân cổ điển giữa Cách mạng Pháp đến sự thất thế của Napoléon. Môn đệ của ông - Jean Auguste Dominique Ingres, được coi là nhà lãnh đạo cuối cùng của chủ nghĩa tân cổ điển này.
[caption id=“attachment_1102938” align=“alignnone” width=“600”]Jean Auguste Dominique Ingres (Ảnh: wikipedia)[/caption]
Jean Auguste Dominique Ingres
Jean Auguste Dominique Ingres sinh năm 1780 tại thị trấn nhỏ Monteban ở miền tây nam nước Pháp, lớn lên trong một gia đình nghệ thuật có sáu anh chị em. Cha là một họa sĩ trang trí, nhà điêu khắc và vô cùng yêu âm nhạc. Ông đã dạy Auguste học màu sắc, kỹ thuật vẽ đường tuyến và biểu diễn violin từ khi còn nhỏ. Vào năm 11 tuổi, Auguste đã đến Học viện Mỹ thuật Hoàng gia ở thành phố lớn, nơi anh nhận ra sự vĩ đại của Raphael và dành phần còn lại của cuộc đời để sùng bái Raphael.
Năm 1797, ông may mắn được vào phòng vẽ riêng của David để học tập. Năm 1801, ông đã giành giải nhất của Giải thưởng Rome nhờ bức “Ambassadors of Agamemnon” và giành được cơ hội học tập ở Ý trong bốn năm, nhưng bởi sự thiếu hụt trong ngân sách của chính phủ nên đến năm 1806 ông rời tới Rome. Trong sáu năm này, Auguste sinh sống bằng việc bán những bức chân dung của mình.
[caption id=“attachment_1102914” align=“alignnone” width=“640”]“Ambassadors of Agamemnon”, 1801 (Ảnh: wikipedia)[/caption]
Auguste đã dành 18 năm ở Ý. Ngoài việc nghiên cứu và học tập các tác phẩm của các bậc thầy cổ xưa, ông còn tiếp nhận rất nhiều đơn đặt hàng sáng tạo. Sau bốn năm học tập được chính phủ chi trả, Auguste đã dựa vào cây bút chì để làm những bức chân dung kỷ niệm cho cảnh tượng mỗi lần đi chơi của quý tộc, nhưng ông dường như rất chán ghét công việc này. Ông từng phàn nàn: “Những điều liên quan đến phác họa sự vật khiến ta phát ốm” . Tuy nhiên, sau đó, ông lại khẳng định: “Chỉ có phác họa mới bản chất của hội họa.” Đối với các bản phác thảo của Auguste, các thế hệ sau đã đánh giá rất cao về sự sạch sẽ của các đường nét, đây là một đặc điểm quan trọng của bản phác thảo Auguste.
Khi mới đến Rome, ông đã gửi một số bức chân dung đến triển lãm Salon de Paris, nhưng đều không được khen ngợi. Trong 18 năm ông ở lại Ý, ông vẫn luôn được đánh giá như vậy cho đến năm 1824, tác phẩm “Il voto di Luigi XIII” mới khẳng định tên tuổi ông. Chiến thắng bất ngờ này đã mang lại sự phấn khởi cũng như vinh quang cho cuộc sống của Auguste. Ông trở lại Paris một cách vẻ vang và được chọn làm viện sĩ của học viện Pháp vào năm 1825, ông cũng mở xưởng vẽ trong cùng năm đó, trở thành tổ chức giáo dục nghệ thuật tư nhân có ảnh hưởng nhất ở Paris. Năm 1829, ông được bầu làm giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Paris. Năm 1833, ông trở thành phó hiệu trưởng và năm 1834 thì ông được bổ nhiệm làm hiệu trưởng.
[caption id=“attachment_1102930” align=“alignnone” width=“499”]“Il voto di Luigi XIII”, 1824 (Ảnh; letteraturaartistica.blogspot)[/caption]
Bức Louis-François Bertin
Bức tranh chân dung "Louis-François Bertin" lần đầu tiên được trưng bày trong triển lãm Salon de Paris vào năm 1833, khiến mọi người đã rất ngạc nhiên trước sự miêu tả chân thực của tác phẩm. Trong giai đoạn đầu khi sáng tác tác phẩm, Auguste đã phác thảo nhiều tư thế khác nhau, hy vọng tìm ra tư thế thể hiện rõ nhất tinh thần bên trong của người mẫu để hoàn thành bức tranh. Người ta nói rằng tác phẩm cuối cùng này là nguồn cảm hứng mà họa sĩ tìm thấy trong một cử chỉ giản dị của Bertin.
Nhân vật có sức mạnh độc đoán trong bức tranh là Louis Francois Bertin, một nhà xuất bản giàu có tham gia trong cuộc tranh luận phe phái chính trị tự do. Công trình này có thể được coi là một biểu tượng của khúc dạo đầu của việc vạch trần chủ nghĩa tư bản.
[caption id=“attachment_1102931” align=“alignnone” width=“450”]“Louis-Francois Bertin",1833 (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Bức tranh có cấu trúc hình kim tự tháp, đơn giản và nghiêm ngặt, tư thế và thần thái của nhân vật ổn định và hào phóng, cho thấy sự tự tin điềm tĩnh của Bertin. Khuôn mặt được vẽ sau khi tác giả quan sát cẩn thận và tỉ mỉ. Đôi mắt sắc sảo, những nếp nhăn trên khóe miệng, mái tóc hơi rối khiến vẻ ngoài tự tin của ông càng nổi bật hơn. Đôi tay trên đầu gối cũng cho thấy những đặc thù trọng yếu về tinh thần của nhân vật.
Từ bức tranh này, bạn cũng có thể thấy nỗ lực cũng công phu của Auguste trong việc điều sắc tông màu nâu đỏ. Trong tông màu nâu đỏ, màu trắng của áo sơ mi, màu xám bạc của tóc, tông màu của khuôn mặt và sự ấm áp của phần nền trên giúp tổng thể bức tranh trở nên bắt mắt.
Trở về với Auguste của Paris, mặc dù ở thành tựu mỹ thuật ông đã đạt được những kỹ thuật nổi bật, sự nghiệp giảng dạy của ông khá tuyệt vời, nhưng tranh cãi về các tác phẩm của ông chưa bao giờ dừng lại. Bức tranh vẽ của ông là chủ đề của thế giới nghệ thuật, là tâm điểm của cuộc tranh luận. Auguste là một người nhạy cảm. Ông nản lòng trước sự phán xét của thế giới bên ngoài, vì vậy ông có mối quan hệ không tốt với các nhà phê bình nghệ thuật. Tác phẩm "Martyrdom of St. Symphorien” năm 1834 đã đưa mâu thuẫn lên đỉnh điểm, nó khiến Auguste kiên quyết đảm nhiệm chức trưởng khoa của Học viện Mỹ thuật tại Rome vào năm 1835, ông một lần nữa rời khỏi Paris và trở về Rome.
Auguste tương đối coi trọng việc mình trực tiếp nhìn thấy đối tượng, cẩn thận quan sát sự xuất hiện của các vật thể, các chi tiết đều xuất phát từ ánh mắt của cận cảnh. Ông thể hiện một cách tinh tế phong cách và màu sắc của mình, nhưng màu sắc tươi sáng làm cho bức tranh mất độ sâu và toàn bộ có xu hướng phẳng hóa. Đây là một trong những lý do ông gặp sự chỉ trích của những nhà phê bình.
Điều gây tranh cãi nhất là thủ pháp Auguste thể hiện cơ thể con người. Ông từ bỏ sự chính xác của giải phẫu truyền thống để theo đuổi vẻ đẹp của bức tranh. Mặc dù ông luôn nhìn vào bức tranh mẫu trong những ngày đầu, ông liên tục vẽ lại bản phác thảo, thay đổi hình thể người mẫu thành hình dạng hình học và sau đó vẽ đường viền bằng một đường cong, nhưng không phù hợp với kết cấu giải phẫu thân thể bình thường
Năm 1835, Auguste đến Rome lần thứ hai, không giống như lần đầu tiên, lần này ông ở lại Rome với tư cách là một nhà giáo dục. Đồng thời, trong nhiệm kỳ của mình, ông đã tạo ra các khóa học khảo cổ và hướng dẫn sinh viên mô tả các tác phẩm của các bậc thầy cổ xưa như Raphael. Auguste thích Holban, anh nghĩ: “Chân dung của Holban, bất luận là từ khuôn mặt đến bản phác thảo, tất cả đều đứng trên những cái tên khác.” Ông cũng chỉ ra: “Chỉ có chân dung của Raphael là vượt qua hắn. ”
Năm 1841, sau khi hết nhiệm kỳ, Auguste 61 tuổi trở lại Paris, lúc đó ông không còn là tiêu điểm của cuộc chỉ trích phê bình nữa. Ngoài việc mô tả rất nhiều chân dung phụ nữ thời đó, ông còn tiếp nhận đơn đặt hàng của chính phủ và tiếp tục tạo ra một số kiệt tác. Thành tích của ông đã được giới chính trị đánh giá cao. Vinh dự cao nhất là được bầu làm người đứng đầu Học viện Mỹ thuật năm 1851. Năm 1862, ông được bổ nhiệm làm nghị viên của nghị viện thượng nghị đế quốc thứ hai ở tuổi 82.
Bức tranh “Princess Albert de Broglie”
Nhiều bức chân dung phái nữ của Auguste được tạo ra từ năm 1845 đến 1859. Phụ nữ trong các tác phẩm thường chứa đầy những họa tiết sáng bóng mượt mà của trang phục tơ lụa. Những trang sức châu báu trên cơ thể được khắc họa một cách tinh tế và xa hoa.
[caption id=“attachment_1102933” align=“alignnone” width=“436”]“Princess Albert de Broglie”, 1850 (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Bức tranh “Princess Albert de Broglie” được thực hiện vào năm 1850. Công chúa dựa vào chiếc ghế sofa bằng hai tay, một tay chắp lại đặt sát vào ngực, để lộ khuôn mặt nhỏ nhắn, lộ vẻ mặt buồn ưu tư, ánh mắt nhìn về phía trước. Nàng mặc một chiếc váy màu xanh da trời với đồ trang sức châu báu trên tay. Một vòng cổ với biểu tượng gia đình được đặt trên ngực, một biểu tượng gia đình được treo ở phía trên bên trái bức hình. Auguste đã xử lý làn da của nhân vật và kết cấu của các vật thể khác nhau một cách tinh tế, không để lại nét cọ. Nhân vật đầy đặn và tròn trịa, những đường nét mềm mại và mịn màng, thể hiện vẻ đẹp trang nghiêm của công chúa.
Nhìn kỹ hơn cho thấy Auguste uốn cong vai trái của công chúa về phía trước một cách bất thường để đạt được bố cục cân đối và cân xứng.Trong lịch sử hội họa Pháp vào thế kỷ 19, Auguste thường được so sánh với Delacroix, là một họa sĩ của chủ nghĩa tân cổ điển, còn Delacroix là một họa sĩ của chủ nghĩa lãng mạn. Đã có nhiều cuộc tranh luận giữa họ, chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh việc sử dụng màu sắc, chủ nghĩa tân cổ điển nhấn mạnh đến tính toàn vẹn của phác thảo và sự chặt chẽ của bố cục.
[caption id=“attachment_1102935” align=“alignnone” width=“450”]Đề tài thần thoại “Thetis and zeus”, 1811 (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Auguste nhấn mạnh rằng các đường cong nhiều hơn màu sắc, các bức tranh của ông cho thấy nhiều phong cách và nhiều sức ảnh hưởng. Hầu hết các bức chân dung, ảnh khoả thân, tranh lịch sử, tranh tôn giáo, v.v. đều được vẽ từ chủ nghĩa cổ điển. Phong cách vẽ của Auguste gọn gàng, đường nét rõ ràng, màu sắc rõ ràng, bố cục nghiêm ngặt và ông rất giỏi trong việc điều phối màu sắc và hình dạng tinh tế của cơ thể con người dưới ánh sáng phẳng. Khó hơn chính là, ngoài các kỹ năng, ông còn có thể hiểu sâu sắc tinh thần phía bên trong của nhân vật, nắm bắt nhân vật, trạng thái tinh thần và cảm xúc của nhân vật để người xem có thể hiểu sâu sắc và cảm nhận về nhân vật trong tranh.
Về ý tưởng sáng tạo, Auguste sẽ thu thập các tài liệu lịch sử hoặc văn học chính xác, làm theo thực tế và tìm ra phong cách phù hợp với chủ đề. Hầu hết các tác phẩm phác họa cơ thể của ông đều liên quan đến những bức tranh ông vẽ. Cho dù đó là bản phác thảo cơ thể người hay bản thảo đã hoàn thành, đó là một quá trình cần thiết để Auguste sáng tạo. Ông đã từng vẽ hơn 300 bản phác thảo cho một bức tranh. Thái độ làm việc xuất sắc của Auguste là những gì chúng ta phải học hỏi.
Bất chấp nhiều chỉ trích, nghệ sĩ không mệt mỏi vẫn làm việc cho đến cuối đời ,cho đến ngày 14 tháng 1 năm 1867, khi ông qua đời vì viêm phổi. Auguste dành cả cuộc đời để theo đuổi sự hoàn hảo ở chủ nghĩa tân cổ điển. Có lẽ vì cư trú lâu dài ở Ý nên ông dành hết cho nghệ thuật, những cuộc bạo loạn cách mạng và chủ nghĩa lãng mạn không có tác động gì đến ông. Phong cách trầm lặng, thanh lịch, tinh khiết và tinh tế của ông đã trở thành một ví dụ quan trọng khác về việc tôn trọng vẻ đẹp của lý tưởng cổ điển trong lịch sử nghệ thuật.
[caption id=“attachment_1102936” align=“alignnone” width=“450”]Phác họa của Auguste (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id=“attachment_1102937” align=“alignnone” width=“450”]Phác họa của Auguste (Ảnh: epochtimes)[/caption]
Theo epochtimes.com
Uyển Vân biên dịch
from Đại Kỷ Nguyên - Feed - https://ift.tt/2tCEjvh
via https://ift.tt/2tCEjvh https://www.dkn.tv